Nhật Bản - một quốc gia với truyền thống văn hóa cùng ẩm thực chay vô cùng độc đáo và có sức ảnh hưởng lớn tới thế giới. Rất nhiều người thắc mắc người Nhật có ăn chay không và hình thức thực hiện như thế nào. Hãy cùng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
1/ Người Nhật có ăn chay không?
Đối với câu hỏi người Nhật có ăn chay không, tôi xin khẳng định với bạn là có. Không những chỉ ăn chay, Nhật Bản còn tạo nên một văn hóa chay với những bản sắc riêng và có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng ăn chay trên thế giới. Hiểu được lợi ích của việc ăn chay thì hiện nay chay tịnh đã trở thành một phần không thể thiếu của Nhật nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
Các món ăn chay tại Nhật Bản được gọi với tên “Shojin ryori”. Trước kia, ẩm thực chay nơi đây chủ yếu được phục vụ tại các đến chùa, miếu mạo. Nhưng ngày nay, ăn chay đã dần trở nên phổ biến hơn và trở thành một ngành dịch vụ – thương mại phát triển tại đất nước này.
Một mâm cơm chay Nhật Bản với phong cách tinh tế
Cũng giống như nhiều hình thức ăn chay khác, “giới luật” căn bản của ăn chay tại Nhật là cấm thịt. Do sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên nên nguyên liệu chế biến các món chay tại đây chủ yếu đến từ các loại rau củ, ngũ cốc.
Nhưng không vì vậy mà ẩm thực chay Nhật Bản có phần khô khan hay nhạt nhẽo. Trải qua quá trình chế biến cầu kỳ và trình bày tinh tế, những món chay tại xứ sở hoa anh đào đã làm các thực khách nước ngoài đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và phải tấm tắc khen ngợi về cả hương vị lẫn bề ngoài.
2/ Ăn chay thực dưỡng Ohsawa – thương hiệu của Nhật Bản
Không chỉ dừng lại ở văn hóa ăn chay có truyền thống lâu đời, người Nhật với bản tính sáng tạo còn không ngừng phát triển hình thức ăn uống thanh đạm này lên những mức độ cao hơn. Và một trong số những thành quả của công cuộc cải tiến ăn chay chính là phương pháp ăn chay thực dưỡng Ohsawa đã từng “gây sốt” trên thế giới suốt một thời gian dài.
Ăn chay thực dưỡng Ohsawa là thành quả nghiên cứu của giáo sư Ohsawa. Hình thức ăn chay này còn được biết tới với tên gọi “ăn chay gạo lứt, muối mè” do thành phần chủ yếu của chế độ ăn uống đến từ nguồn thực phẩm này.
Ăn chay thực dưỡng Ohsawa còn được biết tới với tên gọi “ăn chay gạo lứt, muối mè”
Với tôn chỉ con người hòa hợp cùng tự nhiên, ăn chay Ohsawa hướng đến việc điều hòa, cân bằng các yếu tố âm dương trong cơ thể con người để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Rất nhiều người hoài nghi về vấn đề này và đặt ra câu hỏi ăn chay có tốt không? Trên thực tế, những công dụng thiết thực của ăn chay thực dưỡng đã từng được nhiều công trình khoa học chứng minh và vẫn đang được áp dụng như phương pháp thực liệu với các bệnh nhân đang trong giai đoạn chữa trị.
3/ Nên gọi món chay nào khi đến Nhật Bản
Nền ẩm thực chay phong phú và đầy màu sắc của quốc gia mặt trời mọc này sẽ khiến không ít thực khách phải phân vân khi tới đây gọi món. Đừng lo lắng, sau đây tôi sẽ gợi ý cho bạn những món ăn chay đặc sắc nhất của đất nước này ngay sau đây nhé!
Các món ăn chay tại Nhật Bản vô cùng phong phú đa dạng
- Zaru Soba: Đây là một loại mì Soba chay được chế biến đơn giản nhưng lại không hề nhàm chán. Đặc biệt, món mì này ăn kèm với nước chấm tsuyu vào mùa hè sẽ giúp bạn đánh tan đi những mệt mỏi sau một ngày nóng nực.
- Vegetable Tempura Donburi: Được biến đến với món rau củ chiên giòn được dùng để ăn kèm với cơm trắng. Nghe qua thì có vẻ giản dị và đạm bạc, nhưng sự thực hương vị thơm ngon, đậm đà của rau của xào cùng những bát cơm được nấu một cách tỉ mẩn sẽ khiến bạn nhất định tấm tắc.
Nếu có dịp ghé thăm Nhật Bản, bạn hãy tìm đến một cửa hàng ăn chay để thưởng thức ngay các món ăn nơi này và tự mình tìm đáp án cho câu hỏi: Người Nhật có ăn chay không. Ngoài ra kết hợp ăn chay mùng 1 và ngày rằm, tứ trai,...của văn hóa Việt với các món chay Nhật Bản làm tăng ý nghĩa cũng như lợi ích của ăn chay đối với sức khỏe của bạn.
Nguồn: http://comthuanchay.com/nguoi-nhat-co-an-chay-khong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét