Ý nghĩa của ăn chay trong các tôn giáo và những điều cần lưu ý

Bạn có bao giờ tự hỏi ý nghĩa của ăn chay trong Phật Giáo và Công Giáo là gì không. Hãy cùng tôi đi tìm câu trả lời để có cái nhìn chính xác nhất về ý nghĩa thực sự của ăn chay trong mỗi tôn giáo nhé!
1. Ý nghĩa của việc ăn chay trong Phật Giáo
Ăn chay theo đạo Phật có khá nhiều giới luật nghiêm ngặt như: kiêng tất cả các chế phẩm động vật, không uống rượu, bia, kiêng vị ngũ tân… Tuy nhiên, tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩa của việc ăn chay cao đẹp được lý giải theo góc độ của Phật giáo.
Từ xa xưa, ăn chay đã được coi là một hình thức tu tập của đạo Phật.​
Phật giáo quan niệm, ăn chay sẽ nuôi dưỡng lòng từ bi trong mỗi con người chúng ta. Theo truyền thuyết xa xưa, Đức Phật từng gieo vào trong tim mỗi người phàm một hạt giống bồ đề. Để hạt giống ấy có thể đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái, thứ nước tưới tốt nhất chính là lòng từ bi.
Hay như một nhà sư nổi tiếng cũng đã từng nói rằng: “Việc ăn thịt sẽ đoạt mất hạt giống từ bi”. Mà ngược lại, ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi sẽ khiến cho con người được thanh thản về tâm hồn, nhanh chóng giác ngộ để rời khỏi cõi hồng trần và tiến vào vùng đất cực lạc. 
Các tín đồ đạo Phật ăn chay để hướng tới những ý nghĩa tôn giáo, tâm linh cao đẹp.​
Đặc biệt, đạo Phật cũng là tôn giáo đề cao sự bình đẳng, bởi tình yêu thương của đức Phật ban phát cho muôn loài, cho vạn vật chúng sinh. Chính bởi điều này, mà các Phật tử luôn cho rằng, sinh mệnh của các loài động vật cũng là thứ đáng được trân trọng. Chính vì vậy, việc giết hại chúng để thỏa mãn cho nhu cầu ăn uống của con người bị cho là “tạo nghiệp”.
Xét trên góc độ tâm linh, các tín đồ Phật tử còn tin vào những lý thuyết về nhân – quả báo ứng, về luân hồi. Mà trong vòng tuần hoàn sinh mệnh ấy, việc ăn chay sẽ giúp chúng ta tránh được nghiệp sát sinh, tích thêm công đức, từ đó nhận được nhiều điều tốt đẹp trong kiếp này và cả kiếp sau.
Từ những điều trên, có thể thấy ý nghĩa của việc ăn chay theo góc nhìn của đạo Phật chính là tổng hòa của những quan niệm về lòng từ bi, sự công bình, tình yêu thương…
2. Ý nghĩa của ăn chay Công Giáo
Mùa chay đạo Công giáo được biết tới là một sự kiện có tính chất thường niên của những người theo tôn giáo này. Thời gian của mùa chay thường diễn ra khoảng 42 ngày trước lễ Phục Sinh và kéo dài trong 40 ngày.
Cũng giống như ăn chay theo đạo Phật, ý nghĩa tôn giáo của mùa chay đạo Công giáo cũng hết sức phong phú và sâu sắc.
Các tín đồ của tôn giáo này quan niệm rằng, ăn chay trước hết giúp chúng ta từ bỏ bản tính ích kỷ, sự cứng đầu cũng như lòng tham lam ẩn giấu trong tâm can mỗi người. Hơn nữa, đạo Công giáo còn tin tưởng rằng ăn chay mang tác dụng “thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi thứ hư không”, giúp chúng ta “trở nên hoàn hảo”.
Mùa chay của đạo Công giáo được coi là “mùa sám hối”.​
Ngoài ra, ý nghĩa của việc ăn chay theo đạo Công giáo còn kế thừa trọn vẹn sự đoàn kết tinh thần đoàn kết của tôn giáo này. Bởi họ quan niệm việc ăn chay và duy trì mùa chay có thể khiến các tín đồ có được lòng bác ái, đồng thời biết chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
Ở một góc độ riêng, mùa chay của đạo Công giáo chính là khoảng thời gian để các tín đồ luyện tập, sám hối, từ đó củng cố đức tin của họ.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều tôn giáo khác cũng đã coi việc ăn chay là một hình thức rèn luyện, tu tập như Kỳ Na giáo, Hồi giáo, Hindu giáo… Từ đó có thể thấy, ý nghĩa của việc ăn chay trên góc độ tôn giáo vô cùng phong phú, sâu sắc.
Ngoài ra vấn đề ăn chay và sức khỏe cũng thu hút được rất nhiều người kể cả những người không theo tôn giáo nào. Có người ăn chay để đẩy lùi bệnh tật, giữ vóc dáng, có người ăn chay tăng phước đức,...Tùy vào mục đích của mỗi người mà ý nghĩa cũng như những lợi ích của ăn chay đem lại cũng khác nhau.
3/ Những lưu ý cần tránh khi ăn chay
Nếu đã biết ý nghĩa của việc ăn chay thì bạn cũng nên cần phải chú ý những điều cần tránh khi ăn chay sau:
  • Không kiêu mạn: Người ăn chay không được kiêu mạn mà phải có tâm từ bi thương xót chúng sinh, người ăn chay coi rẻ người khác cũng chính là đang làm tổn thương chính mình.
  • Không nên ăn những món chay giả mặn: Với những người ăn chay trường thì điều này vô cùng quan trọng. Nếu ăn những món chay giả gà, vịt, cá thì chẳng khác nào tâm vẫn chưng tịnh.
  • Không nên kiêng quá mức: Ăn chay cũng phải đủ chất dinh dưỡng, nhất là ăn các thực phẩm như rau, đậu, giá, mì căng. Không nên kiêng ăn quá mức khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu.
  • Phải coi trọng người khác thì mới được coi trọng lại và đặc biệt không được làm khó người khác.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây mong rằng bạn có cái nhìn chính xác về việc ăn chay của một trong các tôn giáo lớn của Việt Nam. Dù theo tôn giáo nào thì những nghĩa sâu sắc cùng những lợi ích tuyệt vời mà ăn chay đem lại bạn có thể kết hợp ăn chay chữa bệnh để có một cơ thể khỏe mạnh và một một tâm hồn thanh tịnh.
Nguồn: https://bepchay.net/y-nghi-cua-viec-an-chay/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Adbox

@templatesyard